Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt,.
Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.
Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.
Thông thường trước khi mang thai một người người phụ nữ cần tối thiểu 15mg/ngày.
Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày. Trong trường hợp không cung cấp đủ, bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Theo như Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các bà bầu chính là những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng; các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó nguồn gốc động vật được coi là nguồn hấp thu sắt tốt hơn so với thực vật. Ở một người bình thường hấp thu có thể hấp thu được 10 - 15% sắt từ động vật con số này chỉ còn là 5 - 10% sắt ở thực vật.
Ngoài việc bổ sung chất sắt thì các bà mẹ cũng nên lưu ý bổ sung thêm các chất khác như Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, Vitamin B-12,... bởi các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu
Thực tế hiện nay việc bổ sung sắt gặp khá nhiều khó khăn, vì thế ngoài việc bổ sung sắt qua những thực phẩm hàng ngày thì các bà bầu cũng nên sử dụng các loại thuốc giúp bổ sung sắt.
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ (Sắt sulfat) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.
Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
Những tin mới hơn